Phòng và điều trị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm

Thời tiết thay đổi, khí hậu lạnh là những yếu tố ngoại cảnh tác động lớn đến các khớp, nhất là khớp gối và cột sống. Biểu hiện đau là dấu hiệu dễ nhận biết nhất, khi các khớp đã bị thoái hóa thì đau càng rõ ràng hơn, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của người bệnh.

Tuy nhiên, nếu thực hiện những chỉ dẫn dưới đây, người bệnh vẫn có những biện pháp để loại trừ

Phòng bệnh viêm khớp với súp lơ xanh

Các nhà nghiên cứu tại Đại học East Anglia (Anh) cho biết, ăn nhiều bông cải xanh (súp lơ xanh) có thể giúp làm chậm lại và thậm chí phòng tránh bệnh viêm khớp. Họ đang tiến hành thử nghiệm trên người.

Cải thiện tình trạng đau thắt lưng do thoái hoá cột sống

Đau thắt lưng là biểu hiện thường gặp, rõ rệt nhất của thoái hóa cột sống thắt lưng. Tình trạng này không chỉ gây nhiều phiền toái cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể dẫn tới tàn phế nếu không được điều trị đúng cách.
bệnh viện fv

Thống kê cho thấy, khoảng 80% người trung niên bị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng (CSTL). Nguyên nhân gây bệnh là do tình trạng hư hỏng phần sụn đệm giữa các đốt sống thắt lưng kèm theo phản ứng viêm, làm giảm chức năng nâng đỡ cơ thể, chèn ép vào các rễ thần kinh, gây đau với nhiều mức độ khác nhau. Theo các nhà khoa học, tùy vào tính chất đau mà đau thắt lưng do thoái hóa CSTL được chia thành ba thể lâm sàng:
- Thể thứ nhất là đau thắt lưng cấp tính, thường xuất hiện sau một động tác mạnh, quá mức, đột ngột và sai tư thế hoặc có thể do chấn thương.
- Thể thứ hai là đau thắt lưng mạn tính, với đặc trưng là đau âm ỉ vùng thắt lưng, hay tái phát; cơn đau tăng lên khi vận động, thay đổi thời tiết, giảm lúc nghỉ ngơi.
- Thứ ba là đau thắt lưng kết hợp với đau thần kinh tọa một bên hay hai bên. Biểu hiện bệnh là đau CSTL, lan xuống mông, mặt sau ngoài đùi, cẳng chân, có thể lan xuống gót chân hay các ngón chân.
bệnh viện fv

Thông thường, để giảm đau thắt lưng ở bệnh nhân thoái hóa CSTL, bác sĩ thường kê cho bệnh nhân dùng nhóm thuốc giảm đau, chống viêm,... kết hợp với nghỉ ngơi, tập vật lý trị liệu, kéo dãn cột sống hay xoa bóp, chườm nóng,... Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ của nhóm thuốc này như: rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày, tá tràng, độc với gan, thận,...
bệnh viện fv

Hiện nay, phương pháp điều trị đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân VKDT lựa chọn là dùng kết hợp thuốc theo đơn với các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ.

BỆNH VIÊM TAI GIỮA Ở NGƯỜI LỚN

Viêm tai giữa là bệnh gặp ở người lớn. Viêm tai giữa là tình trạng viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm (nằm sau màng nhĩ), thường có tạo dịch trong hòm nhĩ, dịch này có thể nhiễm trùng hoặc vô trùng. Nếu bị viêm tai giữa mà không chữa trị kịp thời, sẽ dẫn đến viêm tai xương chũm cấp rất nguy hiểm. Một khi bệnh phát nặng, dễ xảy ra biến chứng thủng màng nhĩ, giảm thính lực, xơ hóa màng nhĩ, liệt thần kinh mặt, viêm xương chũm.
Nguy hiểm hơn là biến chứng xảy ra trong sọ não như viêm màng não, áp xe não, áp xe ngoài màng cứng... dễ gây tử vong . Nguyên nhân gây ra căn bệnh này là do viêm nhiễm vùng mũi họng gây ra bởi vi trùng hoặc siêu vi. Ngoài ra do tắc vòi nhĩ, thường gặp do sùi, u ở vòm họng, do viêm mũi xoang mủ. Có trường hợp mắc bệnh do viêm nhiễm đường hô hấp, dị nguyên, bệnh lý trào ngược, không khí ô nhiễm, thời tiết lạnh cũng là những tác nhân gây viêm tai giữa hiện nay.
Phap Viet Hospital


Dấu hiệu thường gặp

Cũng giống các bệnh khác, dấu hiệu thường gặp của viêm tai giữa khởi đầu là đau tai, sau đó chảy nước tai và sức nghe giảm.

Ngoài ra có những dấu hiệu ít gặp khác như ù tai, chóng mặt (thường được phát hiện ở trẻ lớn). Có trường hợp sốt, sưng sau tai, chán ăn và khó ngủ…

Để phát hiện bệnh, người lớn cũng như trẻ em cần được sự trợ giúp của bác sĩ trong chẩn đoán như dùng đèn soi tai có kính phóng đại (Otoscope); kính hiển vi soi tai và nội soi tai (Oto-Endoscope).

Điều trị viêm tai giữa
Phap Viet Hospital

Có nhiều cách điều trị viêm tai giữa, trong đó phương pháp điều trị nội khoa là chủ yếu. Theo đó, kháng sinh uống là thuốc được chọn hàng đầu. Việc chọn lựa kháng sinh dựa trên kiến thức về vi khuẩn thường gặp trong viêm tai giữa. Lý tưởng nhất là dựa trên kết quả kháng sinh đồ cấy mủ tai.

Thời gian điều trị tối thiểu 8 ngày. Nếu màng nhĩ không thủng có thể dùng thuốc nhỏ tai, không nên bơm rửa.
Nếu màng nhĩ thủng có thể nhỏ tai trong 3 - 4 ngày đầu (loại không độc cho tai) để ngăn chặn sự hình thành các bửng mủ làm bít dẫn lưu, sau đó rửa bằng nước muối sinh lý hay nước oxy già. Ngoài ra có thể thông vòi, bơm thuốc vòi nhĩ.

Một số trường hợp viêm tai nhưng trị kháng sinh không hiệu quả phải chích rạch màng nhĩ – đặt ống thông nhĩ Diabolo hay nạo VA (viêm amidan) được thực hiện nếu viêm tai giữa kèm với dấu hiệu viêm đường hô hấp trên do tắc nghẽn bởi VA phì đại. Nếu bệnh nhân có triệu chứng của đe dọa biến chứng và điều trị nội khoa tối ưu không mang lại kết quả khả quan, có thể cần đến phẫu thuật hòm nhĩ, khoét xương chũm.

Phòng ngừa vẫn là yếu tố quan trọng nhất
Phap Viet Hospital

Mọi người cần phát hiện bệnh sớm để giải quyết sớm ổ viêm vùng mũi họng như nạo VA; điều trị viêm mũi xoang, loại bỏ các bít tắc ở vòm; làm thông vòi nhĩ bằng nghiệm pháp Valsava (bệnh nhân bịt chặt 2 lỗ mũi, phồng má thổi một hơi mạnh nhưng phải ngậm miệng lại để hơi không thoát ra).

Nếu không nghe thấy tiếng hơi qua vòi đập vào màng nhĩ là nghiệm pháp âm tính, do vòi nhĩ bị tắc. Lưu ý trong các trường hợp viêm đọng nhầy mủ ở vùng mũi họng – xoang – vòm thì không nên thổi hơi mà để bệnh nhân bịt mũi, ngậm miệng, nuốt nước bọt.

Ngoài ra, có thể chủng ngừa vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae. Vi khuẩn thường gặp nhất trong viêm tai giữa). Cải thiện điều kiện vệ sinh,môi trường, nhà ở sạch sẽ; không nên bơi lội khi tai có dấu hiệu đau, tránh khói thuốc lá và giữ tai luôn khô sạch… là những biện pháp phòng ngừa tốt.

10 CÁCH NGĂN NGỪA THOÁI HÓA KHỚP

Thoái hóa khớp là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng đau khớp ở người trưởng thành. Từ chuyên môn gọi là viêm xương khớp (osteoarthritis). Trước đây người ta xem nó là căn bệnh của người cao tuổi. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy có rất nhiều người dưới 40 tuổi cũng bị thoái hóa khớp. Thường gặp nhất là do chấn thương và khớp làm việc quá tải. Ngoài ra còn một nguyên nhân trước đây ít gặp nhưng nay khá phổ biến là bệnh béo phì. Hiếm gặp hơn là các nguyên nhân về di truyền (gen) hay khiếm khuyết bẩm sinh về xương khớp.
Phap Viet Hospital


Ðiểm lại các nguyên nhân thường gặp, chúng ta thấy rõ thoái hóa khớp là bệnh có thể ngăn ngừa được. Sau đây là 10 biện pháp được các nhà chuyên môn đề nghị:

1. Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp

Khi bạn càng béo, sức nặng đè lên khớp càng lớn, nhất là vùng lưng, khớp háng, khớp gối và bàn chân.

2. Siêng vận động

Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng. Ðó là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giảm lực đè ép lên khớp xương trong vận động.

3. Giữ tư thế cơ thể luôn thẳng

Tư thế tốt sẽ giúp bảo vệ các khớp tránh sự đè ép không cân đối. Ở tư thế thẳng sinh lý, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp sẽ đạt mức tối đa, vì thế lực đè ép sẽ tối thiểu. Hơn nữa, khi đó sẽ có sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn khớp.

4. Sử dụng các khớp lớn trong mang vác nặng

Khi nâng hay xách đồ nặng, bạn cần chú ý sử dụng lực cơ của các khớp lớn như ở tay là khớp vai, khớp khuỷu; ở chân là khớp háng, khớp gối. Khéo léo sử dụng nguyên tắc đòn bẩy ở những khớp lớn để tránh làm tổn thương các khớp nhỏ như cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân.

5. Giữ nhịp sống thoải mái

Bạn nên sắp xếp công việc hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động. Nên nhớ rằng các cơ quan trong cơ thể đều cần có sự nghỉ ngơi để tái tạo lại năng lượng. Không nên lặp đi lặp lại một công việc hay tư thế làm việc kéo dài quá sức chịu đựng của cơ thể. Lực tác động không lớn nhưng nếu lặp đi lặp lại trong thời gian quá dài sẽ làm tổn thương khớp.

6. Phải biết "lắng nghe" cơ thể

Cơ thể chúng ta có cơ chế báo động rất tuyệt vời. Khi có vấn đề nó sẽ báo động ngay cho bạn. Trong đó đau là dấu hiệu báo động chủ yếu. Phải ngưng ngay lập tức các vận động nếu chúng gây đau.

7. Thay đổi tư thế thường xuyên

Nên thường xuyên thay đổi các tư thế sinh hoạt. Tránh nằm lâu, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ vì sẽ làm ứ trệ tuần hoàn và gây cứng khớp. Có thể đây là yếu tố chính yếu gây ra thoái hóa khớp do nghề nghiệp, nhất là ở những người lao động trí óc.

8. Sự luyện tập "như một chiến binh" sẽ làm hại bạn

Khi khớp của bạn có vấn đề, lời khuyên nên vận động của bác sĩ có thể được bạn hăng hái thực hiện một cách quá mức. Nguyên nhân thường là nỗi lo sợ thầm kín báo hiệu tuổi già của những người thành đạt trong cuộc sống, là sự âu lo nếu bạn là trụ cột của gia đình. Những lý do này khiến bạn vội vã lao vào tập luyện như những người lính cứu hỏa dập tắt đám cháy. Tuy nhiên điều này không thể áp dụng cho tổn thương khớp. Do sụn khớp phải trải qua một thời gian dài tác động mới bị hư hỏng (thoái hóa), vì vậy khi bạn cảm thấy đau nghĩa là nó đã hư khá nặng. Sự nghỉ ngơi sẽ làm ngừng gia tăng mức độ tổn thương. Còn sự vận động sẽ giúp nó phục hồi nhưng cần phải tăng dần cường độ. Nếu bạn quá gắng sức hay nóng nảy trong luyện tập để đốt giai đoạn, thì vô tình sẽ làm chết lớp sụn mới còn non yếu do các lực tác động quá mức của chính mình. Nên bắt đầu bằng những động tác nhẹ nhàng và chậm rãi, sau đó mới tăng dần lên tùy vào sự phản ứng của cơ thể.

9. Bảo vệ cơ thể trước những bất trắc trong sinh hoạt

Khi ra khỏi nhà, bạn nên cẩn thận chuẩn bị những dụng cụ bảo vệ cổ tay và khớp gối, nhằm đề phòng những tình huống bất ngờ có thể làm bạn bị chấn thương.

10. Ðừng ngại ngần khi có yêu cầu trợ giúp
Phap Viet Hospital


Bạn không nên cố gắng làm một việc gì đó quá sức của mình. Nếu cảm thấy khó khăn, nên nhờ người khác trợ giúp. Mang vác hay xách một vật nặng có thể làm bạn đau nhức kéo dài nhiều ngày. Tình trạng đau nhức này thể hiện sự tổn thương của cơ thể. Từ những lỗ nhỏ có thể phát triển thành những sang thương lớn hơn trên mặt sụn khớp.

Điều dưỡng Bệnh viện FV và những đêm trắng

Một đêm tại khu nội trú nhi, lầu 4 bệnh viện FV, đồng hồ lúc này đã điểm sang số 9. Ba cô điều dưỡng đang xem hồ sơ bệnh án, đến từng phòng đo nhiệt độ, nhắc nhở bệnh nhi uống thuốc hoặc chích thuốc cho các bé… Bỗng tiếng chuông gọi reo hối hả từ phòng 443A. Ngay sau đó, chị Kim Thanh có mặt, lập tức kiểm tra nhiệt độ và đo huyết áp, nhịp tim cho bệnh nhi. Bé trai 10 tháng nhập viện ban chiều lên cơn sốt nhẹ. “Rối quá, tôi không biết làm gì, chỉ còn cách cầu cứu mấy cô”, người mẹ trẻ lo lắng nói.

Tiếng chuông gọi điều dưỡng còn vang lên nhiều lần ở 2 dãy phòng bệnh, thưa dần khi trời gần về sáng. Một bầu không khí căng thẳng đến từng tích tắc với người điều dưỡng, hoàn toàn đối lập với thế giới bên ngoài bệnh viện – giấc ngủ say yên tĩnh của mọi người. Đó thực sự là những “đêm trắng” không ngủ để đảm bảo an toàn tối đa cho bệnh nhân.

Ca trực đêm kết thúc vào 7 giờ sáng hôm sau, khi các điều dưỡng đã đi thăm bệnh lần cuối, bàn giao hồ sơ và lưu ý các trường hợp đặc biệt với đồng nghiệp của ca sáng.

Bs. Stéphane Guero - Chuyên gia Phẫu thuật bàn tay tại bệnh viện FV

Bác sĩ Stéphane Guero có hơn 20 năm kinh nghiệm phẫu thuật bàn tay và là một trong những sáng lập viên của Viện Phẫu Thuật Bàn Tay Pháp.

Bác sĩ Stéphane Guero đã gắn bó với bệnh viện FV ngay từ những ngày đầu thành lập. Mỗi năm, ông đều đến bệnh viện FV để khám và phẫu thuật cho bệnh nhân tại Việt Nam trong các chuyến làm việc định kỳ. Chia sẻ về công việc của mình tại Bệnh viện FV, ông cho biết: “Quan trọng hơn cả là tôi có thể trao đổi kinh nghiệm cũng như chuyển giao kỹ thuật vi phẫu cho các đồng nghiệp Việt Nam tại khoa Phẫu Thuật Bàn Tay Bệnh viện FV. Với tôi, làm việc tại bệnh viện FV hay tại Paris cũng không có gì khác biệt vì bệnh viện FV có đầy đủ trang thiết bị y tế và phòng mổ hiện đại. Các bác sĩ tại bệnh viện FV cũng đã sang Pháp tu nghiệp nên tôi hoàn toàn tin tưởng khi làm việc với họ”.
Bs. Stéphane Guero - Chuyên gia Phẫu thuật bàn tay tại bệnh viện FV
Bs. Stéphane Guero khám bệnh cho trẻ